Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

SỪNG TÊ GIÁC, DƯỢC PHẨM QUÝ HIẾM?



Sừng tê giác - Ảnh: peter cuong

     Sừng tê giác trước nay luôn được xem là một thứ dược phẩm quý hiếm! Tê giác là loài động vật có tên trong "sách đỏ" cần được bảo vệ. Trong dân gian, người ta cho rằng sừng tê giác có tác dụng kích dục, giúp trường thọ và hạ sốt, chữa được ung thư và đái tháo đường.
Tê giác có tên khoa học là Rhinoceros. Vào khoảng thế kỷ 14, tên "Rhinoceros" đã được đặt cho tê giác - một loài động vật quý hiếm dựa vào chính đặc điểm của nó, đó là một cái sừng lớn mọc ra từ mũi

Tê giác

        Theo y học cổ truyền, sừng tê giác có vị đắng, mặn, tính lạnh, không độc vào 2 kinh tâm, can
Tác dụng: thanh huyết nhiệt giải độc, an thần giảm đau, tăng cường sức khỏe. Chữa trị hôn mê nói nhảm, co giật và các chứng xuất huyết do huyết nhiệt, ung độc, hậu bối... Những người không phải đại nhiệt, không có ôn độc và phụ nữ có thai không được dùng.
        Theo thực nghiệm của y học hiện đại, sừng tê giác có tác dụng cường tim, làm giảm sau đó làm tăng bạch cầu, hạ nhiệt, an thần, tác dụng tốt đối với các trường hợp sốt cao, co giật, chữa sung huyết, chảy máu cam, sốt vàng da, ung nhọt, viêm não B, trẻ nhỏ sốt nóng trong mùa hè, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu, thần kinh phân liệt... 

Sừng tê giác - Ảnh: Peter Cuong

       Sừng tê giác được sử dụng trong gần 70 bài thuốc cổ dùng để trị các chứng viêm nhiệt; các trường hợp sốt cao, vật vã, mê sảng, co giật, phát cuồng, cầm máu và cường dương... với các thuốc nổi tiếng, công hiệu cao như: an cung ngưu hoàng hoàn, tử tuyết đan, tê giác hoàn, tê giác địa hoàng giải độc... mà các thầy thuốc đông y không ai không biết đến. Khi chưa có thuốc kháng sinh hiện đại, một số trường hợp nhiễm trùng yếm khí như cam tẩu mã phải dùng đến sừng tê giác mới có công hiệu. Ðặc biệt, được dùng trong các bệnh dịch như: viêm não, nhiễm trùng nhiễm độc sốt cao, liệt dương và nhiều chứng viêm nhiễm khác.

Sừng tê giác - tài liệu internet

      Cách dùng thông thường là mài sừng tê giác trong nước nóng bằng dụng cụ sành sứ ráp cho tới khi nước mài trở thành dịch trắng đục như sữa để uống hay tán thành bột mịn uống mỗi ngày 0,5 đến 1gam; hoặc làm thành viên kèm theo thuốc khác tùy mục đích chữa bệnh.

Mài sừng tê giác - Ảnh internet

       Cần lưu ý không dùng sừng tê giác cho người mang thai; những người thể tạng hàn (thường sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân lỏng, nát, sống phân, nước tiểu trong và nhiều...) mà không có sốt.
Không ít y văn và trong dân gian được lưu truyền những huyền thoại về vị thuốc này giải quyết bệnh nan y. Ngày nay, một số trường hợp ung thư bạch cầu, viêm não Nhật Bản được điều trị phối hợp sừng tê giác. Tuy nhiên, có lẽ vì sừng tê giác quá đắt và quá hiếm nên chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố về vấn đề này; khoa học ngày nay cũng mới chỉ xác định được một số chất chứa trong sừng như: keratin, canxicarbonat, canxiphotphat, acid amin; nước chiết có phản ứng alcaloid; chưa phát hiện được hoạt chất tác dụng.

Sừng Tê giác (phần rỗng) - Ảnh: Peter Cuong


Theo TS. Lê Lương Đống -  Vụ Y học cổ truyền, Bộ Y tế:  “Người ta thấy sừng tê giác là một trong những vị thuốc rất tốt, chẳng hạn như với các trường hợp viêm não. Người ta không có điều tra cụ thể, nhưng kết quả thực tế cho thấy những trường hợp uống sừng tê giác sức khỏe tốt hơn, giảm hẳn tỷ lệ tử vong, và di chứng. Người bị bệnh bạch cầu (máu trắng) uống cũng có những tiến triển tốt. Trong dược điển ghi nhận, sừng tê giác có một số chất đạm, khoáng tốt và một số vi lượng khác chưa tìm ra. Mọi người sử dụng sừng tê giác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lưu truyền. Tác dụng của sừng tê giác là thật nhưng đó không phải là thuốc chữa bách bệnh”

Tê giác (Rhinoceros)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét