Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

SỪNG TÊ GIÁC, DƯỢC PHẨM QUÝ HIẾM?



Sừng tê giác - Ảnh: peter cuong

     Sừng tê giác trước nay luôn được xem là một thứ dược phẩm quý hiếm! Tê giác là loài động vật có tên trong "sách đỏ" cần được bảo vệ. Trong dân gian, người ta cho rằng sừng tê giác có tác dụng kích dục, giúp trường thọ và hạ sốt, chữa được ung thư và đái tháo đường.
Tê giác có tên khoa học là Rhinoceros. Vào khoảng thế kỷ 14, tên "Rhinoceros" đã được đặt cho tê giác - một loài động vật quý hiếm dựa vào chính đặc điểm của nó, đó là một cái sừng lớn mọc ra từ mũi

Tê giác

        Theo y học cổ truyền, sừng tê giác có vị đắng, mặn, tính lạnh, không độc vào 2 kinh tâm, can
Tác dụng: thanh huyết nhiệt giải độc, an thần giảm đau, tăng cường sức khỏe. Chữa trị hôn mê nói nhảm, co giật và các chứng xuất huyết do huyết nhiệt, ung độc, hậu bối... Những người không phải đại nhiệt, không có ôn độc và phụ nữ có thai không được dùng.
        Theo thực nghiệm của y học hiện đại, sừng tê giác có tác dụng cường tim, làm giảm sau đó làm tăng bạch cầu, hạ nhiệt, an thần, tác dụng tốt đối với các trường hợp sốt cao, co giật, chữa sung huyết, chảy máu cam, sốt vàng da, ung nhọt, viêm não B, trẻ nhỏ sốt nóng trong mùa hè, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu, thần kinh phân liệt... 

Sừng tê giác - Ảnh: Peter Cuong

       Sừng tê giác được sử dụng trong gần 70 bài thuốc cổ dùng để trị các chứng viêm nhiệt; các trường hợp sốt cao, vật vã, mê sảng, co giật, phát cuồng, cầm máu và cường dương... với các thuốc nổi tiếng, công hiệu cao như: an cung ngưu hoàng hoàn, tử tuyết đan, tê giác hoàn, tê giác địa hoàng giải độc... mà các thầy thuốc đông y không ai không biết đến. Khi chưa có thuốc kháng sinh hiện đại, một số trường hợp nhiễm trùng yếm khí như cam tẩu mã phải dùng đến sừng tê giác mới có công hiệu. Ðặc biệt, được dùng trong các bệnh dịch như: viêm não, nhiễm trùng nhiễm độc sốt cao, liệt dương và nhiều chứng viêm nhiễm khác.

Sừng tê giác - tài liệu internet

      Cách dùng thông thường là mài sừng tê giác trong nước nóng bằng dụng cụ sành sứ ráp cho tới khi nước mài trở thành dịch trắng đục như sữa để uống hay tán thành bột mịn uống mỗi ngày 0,5 đến 1gam; hoặc làm thành viên kèm theo thuốc khác tùy mục đích chữa bệnh.

Mài sừng tê giác - Ảnh internet

       Cần lưu ý không dùng sừng tê giác cho người mang thai; những người thể tạng hàn (thường sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân lỏng, nát, sống phân, nước tiểu trong và nhiều...) mà không có sốt.
Không ít y văn và trong dân gian được lưu truyền những huyền thoại về vị thuốc này giải quyết bệnh nan y. Ngày nay, một số trường hợp ung thư bạch cầu, viêm não Nhật Bản được điều trị phối hợp sừng tê giác. Tuy nhiên, có lẽ vì sừng tê giác quá đắt và quá hiếm nên chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố về vấn đề này; khoa học ngày nay cũng mới chỉ xác định được một số chất chứa trong sừng như: keratin, canxicarbonat, canxiphotphat, acid amin; nước chiết có phản ứng alcaloid; chưa phát hiện được hoạt chất tác dụng.

Sừng Tê giác (phần rỗng) - Ảnh: Peter Cuong


Theo TS. Lê Lương Đống -  Vụ Y học cổ truyền, Bộ Y tế:  “Người ta thấy sừng tê giác là một trong những vị thuốc rất tốt, chẳng hạn như với các trường hợp viêm não. Người ta không có điều tra cụ thể, nhưng kết quả thực tế cho thấy những trường hợp uống sừng tê giác sức khỏe tốt hơn, giảm hẳn tỷ lệ tử vong, và di chứng. Người bị bệnh bạch cầu (máu trắng) uống cũng có những tiến triển tốt. Trong dược điển ghi nhận, sừng tê giác có một số chất đạm, khoáng tốt và một số vi lượng khác chưa tìm ra. Mọi người sử dụng sừng tê giác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lưu truyền. Tác dụng của sừng tê giác là thật nhưng đó không phải là thuốc chữa bách bệnh”

Tê giác (Rhinoceros)

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Cây Nim (Neem) Ấn Độ: CÂY THUỐC QÚY

CÂY NIM(neem)ẤN ĐỘ
Azadirachta Indica
http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSf4CG2-V--BKEi33oGOGXyZWmpYJg-fwvppGrEswCyFrQsGgggViDy7f06Cw
cây neem cao 15 mét
         Cây Neem có một vị trí đáng quý trọng trong văn hóa Ấn Độ nhờ hiệu quả chống lại bệnh tật đã được chứng minh từ hàng nhiều thế kỷ qua. Cây neem chạm vào đời sống hàng ngày của hầu hết mọi người Ấn Độ, từ người nông dân nghèo tước nhánh neem con để làm bàn chải đánh răng, đến người giàu có hơn đi mua kem đánh răng, xà bông, và thuốc men làm từ cây neem. Vì vậy khi các nhà sản xuất ở Ấn Độ xin chính phủ chấp thuận cho một dạng thuốc mới: thuốc viên neem dùng để điều trị bệnh tiểu đường, thì chưa đầy 24 tiếng, nó đã được cấp giấy phép. Sau khoảng 4.500 năm của việc sử dụng các thành phần từ cây neem liên tục, nhân viên Cơ quan Thực phẩm và Thuốc của Ấn Độ hiển nhiên tin rằng “bất cứ thứ gì từ cây neem đều tốt cả” .
         Ở Ấn Độ, cây neem hiếm được tìm thấy mọc tự nhiên trong rừng. Thay vào đó, neem được trồng dọc theo hai bên đường và chung quanh nhà. Trong sách cổ xưa, Brihat Samhita, có ghi rằng cây neem nên được trồng gần nhà để bảo đảm sức khỏe cho những người sống chung quanh đó. Dân làng có cây neem ngay bên cạnh đã sáng tạo nhiều ứng dụng cho họ. Một thực hành phổ biến của dân làng là dùng nước nấu với lá neem để rửa vết thương. Họ để lá neem tươi dưới đệm giường và trong thùng chứa gạo để đuổi côn trùng. Họ cho con cháu ăn lá và và dùng dầu neem để chữa trị hay phòng ngừa nhiều loại bệnh khác nhau kể cả giun sán trong ruột, sốt rét, viêm não, viêm màng não. Lá neem giã nhuyễn dùng để đắp chữa trị ghẻ, nấm ngoài da, bệnh đậu mùa, và chấy ở đầu. Người lớn ăn lá neem để chế ngự bệnh tiểu đường, động kinh, viêm loét, nhức đầu và cảm sốt.

         Nhánh neem con được dùng hàng ngày ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh bởi 600 triệu người như bàn chải đánh răng. Sau khi nhai cắn phần cuối của nhánh để tòe ra làm lông bàn chải, nó được dùng để chải sạch răng rất hữu hiệu. Chất Datun trong nhánh neem đang được nghiên cứu bởi một số trường Đại Học Nha Khoa lớn ở Mỹ để cố gắng tách chiết hợp chất có hiệu năng ngừa sâu răng và bệnh lợi răng nơi những người dùng nhánh neem con trong việc chăm sóc răng. Cồn lá neem và dầu neem cũng được chứng minh là hữu hiệu trong việc giảm thiểu sâu răng và chữa trị các bệnh về răng, miệng.
         Ngay trong những thành phố lớn ở Ấn Độ, nơi mà các dược phẩm hiện đại dễ dàng mua được, sản phẩm từ neem vẫn phổ biến. Xà-bông làm từ neem có đặc tính kháng vi khuẩn lại để lại làn da tươi mát. Xà-bông neem gội đầu chế ngự gầu và ngứa da đầu lại giữ cho mái tóc nhuận bóng, khỏe mạnh và dễ chải. Kem đánh răng neem là phương tiện thuận lợi và hữu hiệu có được các đặc tính của nhánh neem non để ngừa sâu răng và viêm lợi, lại không phải cực công đi săn tìm mua nhánh neem.
         Kem cho da kết hợp với dầu neem được dùng để chế ngự bệnh vảy nến, nấm chàm eczema, mụn trứng cá và các bệnh về da khác. Kem thoa mặt và muối tắm với bột lá neem được dùng để làm tươi mát và nuôi dưỡng da sau một ngày nóng khô ở Ấn Độ. Một hỗn hợp của bột neem và húng quế trong bột bắp được dùng làm phấn cho em bé và người lớn để phòng ngừa rôm sởi và các chứng nổi ban khác.
         Căn cứ vào khả năng đã được chứng minh của neem để ngăn chặn nhiễm nấm, thuốc bột bôi ngoài da kết hợp với nước tinh chất lá neem hay bột lá neem rất thông dụng ở khắp Ấn Độ. Có nhiều loại bột phấn em bé, bột thoa cơ thể, bột thoa chân, và bột khử mùi được ghi nhận có khả năng bảo vệ người dùng khỏi sự khó chịu và đau khổ do nhiễm nấm gây ra.
5/12/2010
Kim-Tuyến chuyển ngữ
kimtuyen321@yahoo.com

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/052011/05/neem.jpg
ỨNG DỤNG THỰC HÀNH: CÁCH LÀM CỒN NEEM, DẦU LÁ NEEM
1/Cách làm cồn neem:
  • Cho lá neem cắt nhỏ (lá tươi hoặc khô) vào 1/3 chai rượu rồi đổ rượu đầy chai (rượu đế 40-50% alcohol, rượu vodka 40-50% alcohol, rượu Ever Clear 95% alcohol.)
  • Ngâm trong 2 tuần hay hơn, mỗi ngày lắc đều 3 lần. Lọc qua vải mịn. Đổ vào chai sậm màu, cất nơi mát và tối.
2/Cách làm dầu lá neem:
  • Phơi lá neem cho khô kiệt, giòn, dùng tay bóp cho vụn ra, hoặc có thể cho vào máy xay sinh tố xay ra bột mịn.
  • Cho bột neem (hay lá) vào lọ chung với dầu dừa, bột một phần, dầu 3 phần (nếu dùng lá khô: lá một phần, dầu hai phần), đậy nắp lại.
  • Đưa lọ vào nồi nước đun trong 20 phút, lấy gắp giữ và quấy đều nhè nhẹ, rồi để nguội dần trong nồi, đưa ra tiếp tục phơi nắng lớn vài bữa cho đến lúc thấy dầu đổi màu qua xanh.
  • Lọc lại, cho vào lọ miệng rộng, đậm màu, cất chỗ mát, tối; có thể cho vào tủ lạnh để đông lại.
  • Khi dùng lấy một miếng như dầu cù là mà xoa, không chảy nhiễu; khi uống có thể nuốt dễ trôi vì là dầu dừa mà, 1 cục như cục kẹo, qua khỏi miệng là tan ngay, không bị “nhợn”, “lợm cổ” vì dầu dừa trên 22 độ C là tan chảy, mà nội tạng của con người có nhiệt độ đến 37 độ.
  • Dầu lá neem dễ chịu, không có mùi hăng nồng như dầu hạt neem. Dầu lá neem có thể dùng cả hai cách, uống và thoa. Dầu hạt neem chỉ thoa bên ngoài.
3/ Xà bông neem: Bạn có thể làm xà bông neem tại nhà cách đơn giản nhất bằng cách lấy cồn neem cho vào xà bông thường ngày bạn dùng. Ví dụ: cho 30-50 ml cồn neem vào 240 ml xà bông (dạng lỏng) rồi lắc đều, bạn có được chai xà bông neem.
4/ Kem đánh răng neem: mỗi lần đánh răng, cho 2 giọt cồn neem vào kem đánh răng.
5/ Nhai Súc dầu neem: Cho 2-5 giọt cồn neem vào 1-2 muỗng cà phê dầu dừa để súc miệng. Hoặc dùng dầu lá neem làm theo hướng dẫn trên để súc miệng trường hợp có răng sâu hay nấm miệng, hiệu qủa sẽ nhanh hơn.
          Mong sao mọi người đều tự làm lấy cồn neem, dầu lá neem.♦
Nguyễn-Phúc
nguyenphucmd@yahoo.com

http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcREQ3GPETAhQW-GHL0RdwQceUkX7v01fYkn8I0hjAUqSDv6ibOC
trái neem trên cây

 

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

"NATTOSPES" VÀ BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Tôi bị chứng tai biến mạch máu não vào một buổi chiều cách đây đã gần tròn một tháng rồi. Thật rất may mắn cho tôi - nhiều bạn hữu của tôi cũng đã xác định như vậy - là tôi đã kịp thời nhờ những người thân quen nhanh chóng đến sơ cứu tại nhà và đưa tôi vào bệnh viện cấp cứu, nên chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, tay và chân phải của tôi đã có thể co duổi được. Các chi thể khác trong người cũng được từ từ phục hồi từng ngày rất khả quan nhờ sự quan tâm giúp đỡ của mọi người, đặc biệt là các y , bác sĩ, cán bộ Khoa Nội Tim Mạch, các bạn hữu thân thiết gần xa và lời cầu nguyện của rất nhiều người khác nữa.
Và sau 19 ngày nằm viện, tôi đã thực sự được bác sĩ chấp thuận cho ra viện để có thể trở về tái hội nhập với gia đình.
Các bác sĩ & y tá khuyên tôi nên dùng thuốc thường xuyên hằng ngày, châm cứu và tập vật lý trị liệu nhằm ngăn chặn chứng tai biến tái phát.
Ngoài ra, theo lời khuyên và giới thiệu của bạn bè, tôi dùng thêm thuốc Hoạt huyết dưỡng não và bắt đầu dùng thêm Nattospes, một loại thực phẩm chức năng, như trong hình ảnh và tài liệu do Công Ty TNHH Dược phẩm Á-ÂU - AEROPHA - HÀNỘI giới thiệu và phân phối.


Theo tài liệu:
1. Thành phần NATTOSPES - Tá dược viên nang (300FU/100mg)- Nattokinase là một loại enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản nhờ vi khuẩn Bacillus natto. Nattokinase giúp ngăn chặn hình thành và làm tan các cục máu động (tiêu hủy fibrin) mạnh gấp 4 lần Plasmin, đồng thời, Nattokinase giúp làm giảm độ nhớt máu, ổn định huyết áp từ đó giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não và cải thiện di chứng sau tai biến.


2. Công dụng:
- Phòng ngừa và phá được các cục máu đông, tăng tuần hoàn và lưu thông máu.
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não và các di chứng của nó; các bệnh lý liên quan đến cục máu đông: viêm tắc động, tĩnh mạch, các biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy giảm trí nhớ ở người già.
- Hỗ trợ ổn định huyết áp.
- Tăng cường sinh lực, cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược ở người bình thường cũng như người bị các bệnh tim mạch và thiểu năng tuần hoàn.



Thuốc trị Tai biến Mạch máu não: Bên trái: Nattospes; Bên phải: Thuốc theo Toa của Bác sĩ BV. Kon Tum

Phác đồ châm cứu trị Tai biến mạch máu não theo pp. Diện Chẩn


Sở dĩ tôi được biết đến sản phẩm NATTOSPES là do một người bạn FB thân thiết - cô Thảo Vi Nguyễn, GV Trường THPT Cấp III Tou Mơ Rông - trong 1 buổi chiều mưa lớn, đã đội mưa mang tài liệu đến giới thiệu thuốc này, với hy vọng NATTOSPES sẽ giúp tôi nhanh chóng phục hồi sức khỏe lại như xưa.
Tôi rất biết ơn cô giáo Thảo Vi Nguyễn và xin trân trọng giới thiệu sản phẩm NATTOSPES, một loại thực phẩm chức năng giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngừa tai biến mạch máu não và các di chứng của nó
05-09-2013

Peter Cuong Kt