Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Mãng cầu diệt ung thư gấp vạn lần hóa trị?


22/03/2013 22:00 (GMT+7)
Số lượt xem: 3287
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
(Kienthuc.net.vn) - Giới khoa học vừa tìm ra công dụng tiêu diệt tế bào ung thư ác tính tuyệt vời của trái mãng cầu (hay mãng cầu xiêm).
Mới đây, tạp chí danh tiếng của Hàn Quốc là Journal of Natural Products đã đăng tải công trình nghiên cứu cho rằng, nước ép  quả mãng cầu có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư cao hơn gấp 10.000 lần so với liệu pháp hóa trị mà không hề làm hại các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Thông tin này làm lóe lên hy vọng đối với các bệnh nhân đang mang trên mình căn bệnh chết người.

Theo như bài đăng tải trên tạp chí, từ năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này, kết quả cho thấy, lá và thân của cây mãng cầu có khả năng tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ung thư ác tính. 
 Mãng cầu diệt ung thư gấp 10.000 lần hóa trị?
Do có nguồn gốc tự nhiên nên nước ép của loại quả này không những không gây ra những tác dụng phụ như nôn ói, sụt cân và rụng tóc, mà còn giúp người bệnh khỏe mạnh hơn trong quá trình điều trị bệnh ung thư, bởi trong loại chất đặc biệt của quả mãng cầu có khả năng bảo vệ hệ miễn dịch cơ thể và giúp tránh được một số bệnh truyền nhiễm, chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần.

Ngoài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Natural Products, một nghiên cứu khác được thực hiện tại trường Đại học Purdue (Mỹ) cũng đã phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng tiêu diệt các tế bào ác tính của nhiều bệnh ung thư khác nhau như: ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy.

Nhà khoa học Việt Nam nói gì?

Hiện chưa có công bố nào về khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của quả mãng cầu từ phía các nhà khoa học Việt Nam. Song, các đặc tính của loại trái cây này với bệnh học đã được khẳng định từ trước.

Bác sĩ Trần Văn Năm, Viện phó Viện Y dược học TP.HCM, nhận định: "Môi trường máu của người bệnh ung thư có tính axít, nên trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh ung thư nên có nhiều rau củ quả để tăng tính kiềm, như vậy, có thể cân bằng được môi trường trong cơ thể hoặc hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Trong các loại rau quả thì mãng cầu được coi là loại quả phù hợp và đặc biệt tốt vì bên cạnh giá trị dinh dưỡng nó còn có những hoạt chất có thể giảm thiểu, ngăn ngừa bệnh ung thư".

 TS Nguyễn Đăng Nghĩa chuyên gia nghiên cứu thực vật học.
Liên quan đến vấn đề này, TS.BS Nguyễn Hùng Vĩ,  Phó giám đốc Sở Y tế Tiền Giang, cho biết: "Hầu hết các bộ phận của cây mãng cầu đều có giá trị làm thuốc rất hữu hiệu".
Theo TS. Vĩ, ở nước ta người dân thường dùng lá và vỏ cây mãng cầu để trị cảm, sổ mũi thậm chí có thể dùng để điều trị bệnh tiểu đường, làm dịu đau, chống co giật ... Còn tại một số nước trên thế giới thì lá và vỏ cây, nấu thành trà dược giúp giảm đau và bổ tim. Tại Brazil lá mãng cầu cũng được nấu thành trà trị bệnh gan; dầu ép từ lá và trái còn non, trộn với dầu olive làm thuốc thoa bên ngoài trị thấp khớp, đau sưng gân cốt. Ngoài ra các bộ phận của cây mãng cầu cũng được nhiều nước trên thế giới chế thành những loại thuốc trị nóng sốt, giúp sinh sữa và trị tiêu chảy, đau nhức, chống co giật, ho, suyễn, chống thiếu vitamin C. Đây thực sự là loại quả kỳ diệu cho cơ thể.

Còn TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, chuyên gia nghiên cứu thực vật học, khẳng định: "Hiện nay đã có những nghiên cứu khẳng định, mãng cầu là một trong những trái cây có thành phần hoạt chất axít amin không thể thay thế được hoặc có một số hoạt chất đặc thù nhằm nâng cao hệ miễn dịch và tăng khả năng chống lại bệnh tật. Còn khi hoạt chất ở nồng độ cao thì có thể tiêu diệt ngay tế bào ung thư".

Với nguồn cung cấp mãng cầu dồi dào từ các vựa cây trái phía Nam, Việt Nam hoàn toàn có triển vọng nghiên cứu về loại dược phẩm chống ung thư mới này. Trước khi có kết quả nghiên cứu chính thức, trong thời điểm giao mùa, giải khát bằng sinh tố mãng cầu cũng có thể giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp tiêu diệt tế bào ung thư.
http://kienthuc.net.vn/khoe-tin-tuc/201303/Mang-cau-diet-ung-thu-gap-van-lan-hoa-tri-899103/

LÁ MƠ. .THUỐC HO GIA TRUYỀN GỐC RẠCH GIÁ.


13/05/2013 17:09 (GMT+7)
Số lượt xem: 1426
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Kính thưa Bà Con;

Ai đã từng đau khổ vì BỊNH HO... ho liên tu bất tận, ho đến muốn ngộp
thở luôn; ho ran cả ngực, rát cổ họng, cái đầu như sắp bị nứt ra vậy
!!! Có nhiều toa thuốc Nam chung qui về các món như chanh muối, mật
ong và rượu mạnh.



NHƯNG CÓ MỘT MÓN THUỐC TRỊ HO THẬT ĐƠN GIẢN và CÓ HIỆU LỰC THẬT NHANH
CHÓNG. Hôm qua còn ho sụ sụ, chiều tối uống thuốc nầy và ngủ một giấc
thật thoải mái , sáng hôm sau KHÔNG CÒN HO NỮA , mau chóng khỏi bịnh
không ai ngờ.


1- Bốc chừng một nắm LÁ RAU MƠ (như trong hình) - Loại DÂY MƠ nầy
người Bắc rất thân quen và dùng làm thức ăn rất ngon miệng. Còn người
NAM thì gọi bằng một cái tên nhà quê, thật thà là LÁ THÚI ĐỊT. Rất dễ
trồng và người ta hay cho nó leo theo các hàng rào để hữu dụng và vừa
làm cảnh nữa.
Mặt trên của lá mơ có màu xanh lá cây và mặt dưới có màu tím và cả 2
mặt đều có lông mịn. Ở Nam Cali có nhiều nhà trồng dây mơ lắm và ở bên
Úc lúc đầu tưởng khó tìm, nhưng khi gặp người nầy, người nọ hỏi thăm
một chút là có ngay, bao nhiêu cũng có ở Vùng Springvale. Chắc các nơi
khác cũng đều có người Việt mình trồng.

2- Giã nát lá mơ trong một cái cối, giã cho nát bấy ra. Sau đó vắt lấy
nước cốt, đựng trong một cái chén nhỏ, độ chừng 30 ml thôi ( Nếu uống
cả chén thì sẽ bị bón đấy).

3- Lấy một muỗng cà phê MẬT ONG, hòa tan vào 30 ml nước cốt lá mơ (
VẪN CÒN KẸO, KẸO ; vì mật ong khó tan vào nước lạnh).

4- Đem chén nước mơ và mật ong để trong Microwave, bấm chừng 15 giây
(15") - Đem ra thấy ấm ấm và quậy cho mật ong thật hòa tan vào nước
mơ.
Uống từ từ cho hết, để cho thuốc thắm vào cổ họng, chừng 1 hay 2 phút
sau rồi sẽ uống 1 ngụm nước tráng miệng thôi. Thuốc có mùi nồng nồng
khó uống nhưng không làm lợm giọng như vị đắng của thuốc Bắc.


Chỉ uống 1 lần trước khi đi ngủ và sáng hôm sau là sẽ thấy không còn
ho nữa. Nếu còn ho chút ít thì trưa hôm sau uống thêm 1 lần nữa là
chấm dứt hẳn ngay.

Bà con CỨ LÀM THỬ SẼ THẤY HIỆU QUẢ khó ngờ !!! Người truyền bá Toa
Thuốc Ho nầy là người Gốc Rạch Giá hiện sống ở Nam Cali. Còn người ghi
lại toa thuốc nầy để phổ biến và để cám ơn Chị Yến Nguyệt đã tìm kiếm
lá mơ và ra tay thực hiện chén thuốc hồi năm 2012. Uống xong đi ngủ
không ho hen gì cả và sáng hôm sau trên chuyến bay từ Nam Cali qua
Houston không ho 1 tiếng nào cả. Vì trước đó mấy ngày sợ sẽ làm phiền
ghế hàng xóm trên chuyến bay nên suýt định hủy bỏ, chờ hết ho mới đi
tiếp thì mọi dự định đều phải xáo trộn ! May quá nhờ toa thuốc ho vạn
tuế !!!

Về lại Úc, Mùa Thu 2013 cũng đang bị ho ráo riết cả tuần, hôm qua tìm
được LÁ MƠ, cũng của người Rạch Giá và SÁNG NAY đã không còn ho, đã
khỏi. Gia đình cho lá mơ hối thúc phải sớm phổ biến món thuốc ho gia
truyền gốc Rạch Giá nầy. Nên hôm nay, toa thuốc ho được trình làng
cùng bà con là như vậy !
Người giới thiệu trên Facebook: BiêngBiêc

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Rau má – vị thuốc chữa nhiều bệnh


Rau má không chỉ là một loại rau quen thuộc với người dân đất Việt, đặc biệt là với những người nông dân, mà nó còn là một dược thảo. Trong dân gian Rau má được dùng để chữa một số chứng bệnh thông thường rất hiệu nghiệm. Theo các sách thuốc cổ như: Bản thảo cương mục, Dược tính luận, Nam dược thần hiệu thì Rau má có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh can, tỳ và thận, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng giải độc, dùng chữa các chứng tiết tả mùa hè, bịnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, bỏng, khái huyết, thổ huyết đau mắt đỏ dị ứng mẩn ngứa…

y hoc 37 Rau má – vị thuốc chữa nhiều bệnh
Dược lý học hiện đại nghiên cứu cho thấy: Rau má có chứa glucorit như asiaticoside cenlelloside các saponin như Brahmic axit, madasiatic axit và một số chất khác như carotrnoids, meso… insositol. Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột bạch, chuột cống, các nhà khoa học nhận thấy Rau má có tác dụng trấn tĩnh, an thần thông qua cơ chế tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh trung ương. Rau má có tác dụng điều trị các vết ở da và niêm mạc là do các saponin chứa trong dịch chiết có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của tế bào da, làm tăng sinh mạng lưới huyết quản của tổ chức liên kết giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng khiến vết thương mau lành. Kết quả này thu được từ những nghiên cứu dùng dịch Rau má tiêm (chích) bắp hoặc dưới da cho các động vật thí nghiệm như chuột, thỏ. Mặt khác, Rau má còn có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt, làm giảm trương lực cơ trơn ở ruột (chống co thắt), hưng phấn nhẹ hô hấp và hạ huyết áp. Trên lâm sàng, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy bột Rau má khô uống với liều 3 lần trong một ngày, mỗi lần 5 – 7g có tác dụng giảm đau khá tốt.
Trong dân gian, Rau má được dùng để chữa một số bệnh:
- Vàng da do thấp nhiệt: Rau má 30 – 40g, Đường phèn 30g sắc uống.
- Đi lỏng do trúng thực: Rau má 30g sắc với nước vo gạo uống hàng ngày.
- Đái ra máu: Rau má và Ích mẫu thảo mỗi thứ một nắm rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.
- Táo bón: Rau má 30g giã nát đắp rốn.
- Bệnh sởi: Rau má 30 – 40g sắc uống.
- Áp xe vú giai đoạn đầu: Rau má tươi 30 – 70g sắc uống hoặc giã nát ép lấy nước uống.
- Giải ngộ độc thuốc và thực phẩm: Rau má tươi giã nát ép lấy nước uống (có thể thêm một chút Đường phèn).
- Hành kinh đau bụng đau lưng: Rau má khô tán bột mỗi ngày uống 2 thìa cà phê gạt ngang.
- Giải nhiệt, trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan, lợi tiểu: Rau má tươi 30 – 100g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nát rồi hoà đường uống.
Đối với bệnh nhân viêm gan virút cấp tính dùng 150g Rau má tươi sắc với 500ml nước cô còn 250ml, pha thêm Đường phèn chia uống 2 lần trong ngày khi đói bụng. Ngoài ra Rau má còn được dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn màng não – tuỷ.
Ở nước ta Rau má mới chỉ được nghiên cứu trong điều trị các bệnh lý ngoài da, đặc biệt là bỏng. Theo cổ nhân, Rau má có tính lạnh nên những người hư hàn không nên dùng.

Cùng Danh Mục