Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

8 thực phẩm giúp tăng cường sức mạnh trí não


Chăm sóc sức khỏe trí não là điều vô cùng quan trọng vì nó giúp tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua những thực phẩm tốt cho trí não như sau nhé.
1. Nghệ
Trong nghệ có chứa một chất gọi là curcumin, một loại chất có khả năng tăng cường trí nhớ, làm chậm tiến triển của bệnh Alzheimer và kích thích các tế bào thần kinh và quá trình tạo ra các tế bào não mới. Nghiên cứu cho thấy chất curcumin cũng có thể làm sạch mảng amyloid não bộ và các chất thải trong não được cho là một nguyên nhân của bệnh Alzheimer và làm dịu chứng viêm tế bào não và dây thần kinh.
2. Cần tây
Cần tây là một trong những thực phẩm có chứa hợp chất luteolin nên có tác dụng giảm nguy cơ mất trí nhớ do tuổi tác. Lý do: luteolin có tác dụng làm dịu các chứng viêm trong não. Theo các chuyên gia sức khỏe thì chứng viêm này chính là nguyên nhân chính gây ra thoái hóa thần kinh.
Bằng cách ức chế sự hoạt động của các cytokine (là các protein hay glycoprotein không phải kháng thể được sản xuất và phóng thích bởi các tế bào bạch cầu viêm và một số tế bào khác không phải bạch cầu), luteolin giúp ngăn chặn một chu kỳ thay đổi thoái hóa ở não.
Ngoài ra bạn cũng có thể tìm thấy luteolin ở ớt và cà rốt.
3. Súp lơ xanh và súp lơ trắng
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về vai trò của choline đối với sự phát triển của não bộ, và chỉ ra rằng choline có tiềm năng thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào não mới và các liên kết thần kinh. Hơn nữa, bổ sung choline trước khi sinh xuất hiện sẽ làm tăng trí thông minh của trẻ sau này, trong khi thiếu hụt chất choline có liên quan tới dị tật ống thần kinh. Ở người trưởng thành, choline giúp hệ thần kinh khỏe mạnh, giữ cho trí não sắc bén và duy trì khả năng nhớ lâu.
Gan bò là nguồn cung cấp choline tốt nhất với 473mg/140g. Súp lơ xanh và súp lơ trắng chứa lượng choline tương ứng là 182mg và 177mg. Ngoài ra, súp lơ xanh còn chứa nhiều vitamin K, cũng có hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện trí não.
4. Quả óc chó
Axit béo omega-3 được coi là có tác dụng bảo vệ não bộ nhờ nó góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chức năng dẫn truyền thần kinh. Người cao tuổi mà trong máu chứa hàm lượng omega-3 cao, đặc biệt là DHA, sẽ có trí nhớ và kỹ năng nhận thức tốt hơn những người thường. Omega-3 còn giúp cho trái tim khỏe mạnh, giúp bảo vệ động mạch và lưu thông máu tốt, góp phần mang lại lợi ích cho não.
Trong khi cá hồi là một trong những nổi tiếng nhất và giàu omega-3 nhất, đó không phải là một thực phẩm nên ăn mỗi ngày do hàm lượng thủy ngân. Tuy nhiên bạn có thể thay thế bằng quả óc như một loại đồ ăn vặt. Quả óc chó cũng chứa vitamin B6 giúp bảo vệ bộ nhớ của chúng ta.
5. Cua
Đây là một loại thực phẩm ngon miệng bổ dưỡng mà bạn nên thưởng thức. Trong cua rất giàu phenylalanine, một axit amin cần thiết để tạo nên dopamine, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não, cũng như adrenaline và noradrenaline giúp kích thích não bộ và hormon tuyến giáp. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy phenylalanine rất có hiệu quả trong cuộc chiến chống căn bệnh Parkinson. Nhiều loại cá và hải sản khác cũng rất giàu phenylalanine.  
6. Đậu răng ngựa (chickpea)
Loại đậu này được xem là nguồn cung cấp magiê phong phú mà lại cực dễ tìm kiếm. Magiê đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các thụ thể tế bào não và tăng tốc độ truyền dẫn thông tin lên não. Magiê cũng làm thư giãn mạch máu, cho phép lượng máu cần thiết lưu thông để nuôi não.  
7. Ngũ cốc nguyên cám
Đây là một trong những nguồn thực phẩm tốt nhất cung cấp thiamine – còn được gọi là vitamin B1, và pyridoxine – còn được gọi là vitamin B6, cả hai đều có mối liên hệ với các chức năng của não. Thiếu hụt thiamine gây ra một dạng bệnh mất trí nhớ, đó là lý do tại sao các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng bổ sung thiamine nhằm giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh Alzheimer và chứng mất trí.
Trong khi đó, pyridoxine đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động dẫn truyền thần kinh, và do đó tăng cường trí nhớ và nhận thức. Thiamin và pyridoxine tốt nhất là trong ngũ cốc nguyên cám. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy những chất này trong nhiều loại thực phẩm khác, bao gồm chuối, đậu đen, đậu lăng, trứng, thịt lợn, hạt hướng dương.
8. Quả việt quất
Một chế độ ăn nhiều quả việt quất sẽ đem lại khả năng học tập nhanh hơn, suy nghĩ sắc bén hơn, và cải thiện trí nhớ tốt hơn. Và các nhà khoa học cũng chứng minh sức mạnh chống oxy hóa của quả việt quất để xóa các gốc tự do và làm giảm căng thẳng gây thoái hóa thần kinh.
Theo PLXH
http://danchuahiepthong.wordpress.com/2014/09/26/8-thuc-pham-giup-tang-cuong-suc-manh-tri-nao/#more-39796

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Bệnh gút: Có thể chữa khỏi bằng bài thuốc đơn giản đến không ngờ

Bệnh gút là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu.

Bệnh Gút - Gout - Thống Phong là một bệnh lý được biết đến lâu đời nhất của loài người - đã hơn 2000 năm. Bênh gút thường do các cơn tái phát của viêm khớp cấp tính, biểu hiện thông thường nhất là sưng tấy, đỏ ngón chân cái (50% trường hợp). Bệnh gút nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ axit uric ở các khớp, gân, cơ và xung quanh các mô.
Nam giới thường mắc bệnh gút nhiều hơn phụ nữ (tới 95% nam giới có thể trạng to béo trong độ tuổi 35-45). Bệnh gút ở nữ thường xảy ra sau mãn kinh. Đây là một bệnh chữa trị được và có nhiều cách để phòng ngừa tái phát.
Gút trong lịch sử được coi là bệnh của vua chúa hay bệnh của người giàu vì thường xuất hiện trên những người ăn uống thừa chất. Ngày nay người ta biết rõ rằng bệnh gút là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh gút.
Phương thuốc chữa trị bệnh gút rất đơn giản và rẻ tiền:
Cải bẹ xanh (lá cải hơi có vị đắng, người ta hay gọi là cải đắng) dùng để nấu nước uống hàng ngày. Nước uống này có tác dụng đào thải chất axit uric. Uống hàng ngày, thay nước lọc, dù thấy bệnh đã khả quan vẫn tiếp tục uống để axit uric không còn cơ hội tái tạo và tích tụ trong cơ thể nữa.
Những thực phẩm người bị bệnh gút phải kiêng:
Những thực phẩm động vật và đồ biển giàu purin, chất purin sản sinh ra các tinh thể axit uric ứ đọng trong các mô mềm và khớp.
Do vậy, nếu bạn không bị bệnh gout thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều đồ biển. Nếu bạn là người "nghiền" đồ biển thì bạn có thể ăn sò và cá hồi nhưng bạn không nên ăn thường xuyên.
Cá trích
Những điều nên kiêng khem với người mắc bệnh gout
Người bị bệnh gút tuyệt đối không nên ăn cá trích. 
Người bị bệnh gout có thể thỉnh thoảng ăn một số hải sản nhất định, nhưng bệnh nhân gút tuyệt đối không nên thêm cá trích, cá ngừ, cá cơm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên tôm, tôm hùm hay cua lại được cho là những thực phẩm an toàn cho bệnh nhân gút.
Bia, rượu
Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ đối với những dễ mắc bệnh gút. Theo các chuyên gia, uống bia không chỉ làm tăng mức độ axit uric mà còn ngăn cản cơ thể loại bỏ chất này ra khỏi cơ thể của bạn.
Rượu cũng không tốt cho tất cả mọi người và đặc biệt đối với những người mắc bệnh gút. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng, trong bữa tiệc bạn nên kiêng rượu hoàn toàn.
Thịt đỏ
Những điều nên kiêng khem với người mắc bệnh gout
Thịt đỏ không tốt cho người bị bệnh gút.
Hàm lượng purin trong các loại thịt là khác nhau. Thịt trắng nói chung là tốt hơn so với thịt đỏ. Bạn không phải kiêng thịt đỏ hoàn toàn, nhưng tuy nhiên bác sĩ khuyên bạn không nên ăn nhiều thịt đỏ.
Nước uống có đường
Những người có nguy cơ mắc bệnh gút nên tránh các loại nước uống có chứa hàm lượng đường fructose cao, chẳng hạn như nước soda, nước hoa quả. Những loại nước uống này không chỉ khiến bạn dễ dàng tăng cân mà còn kích thích cơ thể sản xuất ra axit uric nhiều hơn.
Nội tạng động vật
Theo các chuyên gia khuyên, những bệnh nhân gút không nên tránh ăn các loại thịt nội tạng, như gan, thận, lá lách..

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Giảm stress cực tốt với khoai lang


Không chỉ là món ăn dân dã, quen thuộc với giá cả rất phải chăng mà khoai lang còn là thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể, đặc biệt khoai lang còn có công dụng tuyệt vời trong việc giúp bạn giảm stress.
 Khoai lang có lượng protein cũng chứa nhiều xơ tiêu hóa, vitamin A, C, B, E và vitamin B6, cùng với chất nhựa, các acid amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ cơ thể như: calci, kẽm, sắt, magiê…
Vì khoai lang chứa nhiều kẽm, sắt, magiê, nên có thể chống nghẹt mũi, hen suyễn, viêm phế quản hay thấp khớp.
Tất cả các giống khoai đều cho củ có vị ngọt, dù nhiều hay ít. Mặc dù có vị ngọt, nhưng khoai lang trên thực tế là thức ăn tốt cho những người mắc bệnh đái tháo đường do các nghiên cứu sơ bộ trên động vật cho thấy nó hỗ trợ cho sự ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức kháng insulin.
Khoai lang là một món dân dã và rất nhiều người lựa chọn, khoai lang có chứa lượng beta-carotene một số loại vitamin, và chất xơ khác có khả năng giúp bạn xử lý các chất đường bột với sự ổn định và chậm rãi giúp điều tiết cơ thể một cách từ từ và hiệu quả.
Món ngon, bổ dưỡng và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Khoai lang đặc biệt hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, beta-carotene, các vitamin và chất chống oxy hóa. Với các thành phần tuyệt vời trên, khoai lang được xếp vào vị trí đặc biệt trong danh sách các loại thực phẩm giúp loại bỏ căng thẳng.
Theo trang Delish, beta-carotene và chất xơ có trong khoai lang sẽ giúp lấy lại bình tĩnh, giảm stress, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, bạch cầu, tăng cường miễn dịch và chuyển hóa protein. Khoai lang còn giúp gia tăng hàm lượng seratonin, chất có nhiệm vụ tạo cảm giác thoải mái và điều hành giấc ngủ bình yên cho cơ thể.
Thời điểm khoai lang tốt nhất:
Bữa trưa là thời điểm lý tưởng để lựa chọn món khoai lang cho mình. Vì hàm lượng can-xi trong khoai lang sau khi vào cơ thể cần tới 4-5h mới được cơ thể hấp thụ hết. Mặt khác, ánh sáng mặt trời buổi chiều rất tốt cho sự thúc đẩy sự hấp thụ can-xi của cơ thể. Khi cơ thể hấp thụ hết lượng can-xi cần thiết cũng là lúc cảm thấy hào hứng với bữa tối.
Tuy nhiên, không nên ăn khoai lang cùng quả hồng vì lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết axit dịch vị. Các men axit này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.
Theo Lương y Đinh Công Bảy khi sử dụng khoai lang chúng ta nên dùng dạng hấp, luộc vì với nhiệt độ vừa phải sinh tố, khoáng chất, sinh tố, hoạt chất dinh dưỡng của khoai lang được giữ lại. Còn nếu dùng dưới dạng chiên, xào hoặc nướng cháy quá thì không tốt.
Lưu ý:
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
Tác giả bài viết: Thanh Nguyen
http://danchuahiepthong.wordpress.com/2014/07/04/giam-stress-cuc-tot-voi-khoai-lang/